Kỷ niệm Dự_án_thử_nghiệm_Apollo–Soyuz

Tem bưu chính Soyuz–Apollo, phát hành năm 1975 tại Liên Xô.

Dịch vụ Bưu chính Hoa Kỳ đã phát hành tem kỷ niệm Apollo–Soyuz nhằm tôn vinh sự liên kết giữa Hoa Kỳ và Liên Xô trong không gian vào ngày 15 tháng 7 năm 1975, thời điểm bắt đầu sứ mệnh.[47]

Tem bưu chính Apollo–Soyuz, phát hành năm 1975 tại Mỹ.

Cuộc hội ngộ gần đây nhất của hai phi hành đoàn là vào ngày 16 tháng 7 năm 2010, khi Leonov, Kubasov, Stafford và Brand gặp nhau tại một cửa hàng đồng hồ Omegathành phố New York. Tất cả mọi người ngoại trừ Leonov đều tham gia hội nghị bàn tròn công khai vào chiều tối hôm đó. Omega đã sản xuất một số đồng hồ để sử dụng trong sứ mệnh.[48]

Huy chương Apollo–Soyuz.

Tượng đài kỷ niệm

Một tượng đài đã được xây dựng bên ngoài TsUP (trung tâm kiểm soát không gian của Liên Xô cũ) ở Korolyov để kỷ niệm sứ mệnh. Nó bao gồm mô hình kim loại của Trái Đất được bao bọc bởi một vòng cung kết thúc trong tàu vũ trụ Soyuz–Apollo đã ghép nối. Tượng đài từng hư hỏng nặng sau khi bị một phương tiện tông phải vào những năm cuối thập niên 1990.[49] Năm 2018, nó đã được phục hồi trở lại sau một thời gian dài bị bỏ phế.[50]

Trung tâm điều khiển sứ mệnh

Phòng điều khiển sứ mệnh từng tiếp đón người Mỹ ở Korolyov, Nga đã được bảo tồn như một đài kỷ niệm sứ mệnh Soyuz–Apollo.[51]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Dự_án_thử_nghiệm_Apollo–Soyuz https://www.mannedspaceops.org/missions/apollo-soy... https://history.state.gov/milestones/1953-1960/khr... https://web.archive.org/web/20200801185734/https:/... https://web.archive.org/web/20110524064713/https:/... https://web.archive.org/web/20211130095845/https:/... https://web.archive.org/web/20151002135431/http://... https://web.archive.org/web/20070823124845/https:/... https://web.archive.org/web/20090725172011/http://... https://web.archive.org/web/20210225184511/http://... https://web.archive.org/web/20110123000956/http://...